Điều trị các bệnh lý phình động mạch chủ bằng Stent Graft

01:58 15/03/2018 1.421 lượt xem

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể đưa máu từ tim đi nuôi toàn bộ cơ thể. Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể đưa máu từ tim đi nuôi toàn bộ cơ thể là phần động mạch chủ nằm ở ngực, phía trước cột sống, cấp máu cho tim, não và đầu cổ, cột sống. Kích thước bình thường của động mạch chủ ngực tăng dần cùng với tuổi bệnh nhân và nằm trong khoảng từ 2 đến 3,5 cm.

Phình động mạch chủ là hiện tượng tăng kích thước khu trú động mạch chủ dạng hình túi hoặc hình thoi gây ra do một điểm yếu trên thành mạch. Khi đường kính ngang động mạch trên 50% so với bình thường thì được xem là phình động mạch chủ.
Tách thành mạch là hiện tượng bóc tách bất thường các lớp của thành động mạch khi có dòng chảy qua một vết rách nhỏ của thành mạch để tạo thành một dòng chảy mới nằm giữa lớp trong và lớp ngoài của thành động mạch chủ .
Bệnh lý động mạch chủ thường gặp ở người trên 60t đặc biệt trên các bệnh nhân có tiền căn hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường. Bênh thường có diễn tiến âm thầm không triệu chứng rõ rệt trong nhiều năm, chỉ phát hiện ra khi bệnh nhân tình cờ đi khám bệnh hoặc do các triệu chứng của các cơ quan lân cận bị ảnh hưởng như đau bụng, đau lưng, thấy một khối phình ở bụng dập theo nhịp mạch ...

Điều trị bệnh lý động mạch chủ bằng stent-graft là gì?

Với cách điều trị truyền thống là mổ hở thay đoạn động mạch chủ bị tổn thương bằng 1 ống ghép vật liệu nhân tạo PTFE, bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn và nguy hiểm do cuộc mổ kéo dài, thời gian nằm viện lâu, nhiều biến chứng sau mổ.
Việc áp dụng kỹ thuật Stent-Graft trong điều tri bệnh lý động mạch chủ là một bước đột phá của nền y học hiện đại giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện và hiệu quả vượt trội so với phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Stent graft được thiết kế để loại trừ đoạn động mạch bệnh lý của động mạch chủ và tạo nên độ vững chắc cho thành mạch. Nó giúp giảm nguy cơ vỡ đoạn mạch bệnh lý và điều chỉnh dòng chảy trong lòng mạch đúng với sinh lý.
Stent graft đi trong lòng của một ống dẫn, đây là một ống dài chứa stent bên trong và giải phóng ra stent khi đã đặt vào đúng vị trí. Ngay khi mở stent vào đúng vị trí, ống dẫn trên được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân.

Một ca đặt stent graft tiến hành thế nào?

Bệnh nhân gây tê tại chỗ, gây tê tuỷ sống hoặc gây mê toàn thân, thông thường một ca đặt stent graft, bệnh nhân chỉ cần được gây tê tuỷ sống.
Trước thủ thuật, bệnh nhân được làm các xét nghiệm đánh giá tổn thương động mạch và các bệnh lý kèm theo.
Bác sĩ sẽ mở 1 vết rạch nhỏ ở bẹn để tạo đường vào cho stent. Sử dụng sự trợ giúp của máy DSA, hệ thống dẫn và stent được đưa vào đúng vị trí tổn thương mạch máu. Khi stent được đặt đúng vị trí, stent graft được mở theo đúng kích thước thực của nó. Tuỳ thuộc vào hình thái và kích thước tổn thương có thể đặt một, 2 hoặc 3 stent graft. Thời gian tiến hành thủ thuật khoảng 1 đến 3 tiếng. Sau can thiệp, bệnh nhân nằm viện 1 đên 3 ngày ở bệnh phòng, không cần phải nằm ở khoa hồi sức tích cực.

Xu hướng làm đẹp bằng tế bào gốc ngày nay
Những tế bào này giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, bao gồm nhịp đập của tim, suy nghĩ của não, thận làm sạch máu và sự thay đổi tế bào mới cho da.
Bằng phương pháp đặt stent graft, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giành lại sự sống cho bệnh nhân bị vỡ eo động mạch chủ hiếm gặp
Vỡ eo động mạch chủ là một bệnh lý rất hiếm gặp ở Việt Nam. Eo động mạch chủ là vùng ranh giới giữa quai động mạch chủ và động mạch ngực, nên khi bị chấn thương eo động mạch chủ, đa số các trường hợp bị tử vong ngay sau tai nạn.
Chương trình hỗ trợ đồng bào lũ lụt tại Bình Định – 31/12/2016
Trong những ngày vừa qua, lũ lụt xảy ra trên mảnh đất Bình Định ruột thịt của chúng ta đã gây ra cho đồng bào nơi đây bao đau thương, mất mát.
Tổng quan về Tế bào gốc
Các tế bào gốc là những tế bào cơ sở để tạo nên tất cả các cơ quan tổ chức của cơ thể. Những tế bào này không chỉ có khả năng làm mới mình thông qua quá trình tự phân chia mà còn có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau. Nghiên cứu tế bào gốc ở người được bắt đầu từ những kết quả nghiên cứu của nhà khoa học người Canada Ernest A. McCulloch và James E. Till vào những năm 1960.