Lần đầu tiên điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser và sóng cao tần

11:17 20/11/2017 2.597 lượt xem
Ngày 31/7, ThS.BS Trịnh Thị Đông, Khoa Khám bệnh, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E cho biết, bệnh viện vừa tiến hành can thiệp thành công cho 2 bệnh nhân mắc suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser và sóng cao tần. Sau khi phẫu thuật, sức khỏe cả 2 bệnh nhân đều ổn định và đã được xuất viện.


 

Theo tiền sử bệnh án, bệnh nhân T.T.D (nữ, 75 tuổi, ở Thanh Hà, Hải Dương) bị giãn các tĩnh mạch chi dưới hai bên từ nhiều năm, khi đứng lâu hay đi lại rất đau đớn. Sau đó, chân của bệnh nhân D bị xuất hiện các tĩnh mạch dưới da tạo thành những búi nổi dưới da. Căn cứ vào kết quả thăm khám và siêu âm mạch cho bệnh nhân, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân D bị suy tĩnh mạch hiển lớn hai bên mức độ nặng (CEAP 4 – có triệu chứng).

Còn bệnh nhân N.T.T. H (nữ, 57 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội) cũng suy tĩnh mạch hiển lớn phải mức độ nặng (CEAP 2 – có triệu chứng). Trước đó, bệnh nhân H. cũng phát hiện suy tĩnh mạch chi dưới cách đây 5 năm, điều trị nội khoa và đi tất áp lực thường xuyên. Tuy nhiên, cách đây một tháng, tình trạng giãn tĩnh mạch chi dưới càng trở nên trầm trọng.

Ngày 28/7, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch đã tiến hành can thiệp thành công 2 bệnh nhân mắc suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser và sóng cao tần.

Theo bác sĩ Đông, trước đây, điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bệnh nhân phải phẫu thuật rất phức tạp, mất nhiều máu và gây đau đớn, nhưng nguy cơ tái phát rất cao. Thì hiện nay, với kỹ thuật này bệnh nhân sẽ được nong bóng và đặt giá đỡ tĩnh mạch (stent) chỉ qua một vết đâm kim ở vùng bẹn đùi. Sau khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh có thể đi lại vài giờ sau mổ và có thể xuất viện trong ngày. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được ứng dụng tại Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E.


 

Theo BS Đông, nguyên nhân mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường do các van tĩnh mạch bị hư hỏng hay bị chèn ép từ bên ngoài bởi một khiếm khuyết tự nhiên của cơ thể. Hiện nay phần lớn các trường hợp bị suy tĩnh mạch chi dưới là do hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu. Những bệnh nhân bị suy tĩnh mạch chi dưới giai đoạn cuối có thể gặp nguy hiểm tính mạng, nhưng không thể chữa khỏi bằng những cách điều trị suy tĩnh mạch thông thường.

Bệnh suy tĩnh mạch chi dưới tập trung chủ yếu ở phụ nữ, nhất là phụ nữ sau khi sinh, chiếm khoảng 80%. Bệnh này thường có các triệu chứng đau nhức chân, chủ yếu ở chân trái kèm các cảm giác khó chịu như: mỏi, nặng, cảm giác kiến bò, chuột rút… Những triệu chứng trên sẽ tăng lên khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi. Sau đó bệnh nhân bị phù chân, gân xanh đỏ nổi dưới da hoặc có thể loét ở cổ chân.

Nếu không phát hiện sớm để điều trị phù hợp, bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ có những biến chứng. Vì vậy, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân có nguy cơ cao về suy tĩnh mạch như phụ nữ trong độ tuổi 35-50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều và đang có triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân về chiều nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm.

Tùy vào cấp độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau: điều trị bệnh dùng thuốc hoặc phẫu thuật chích xơ, rút bỏ tĩnh mạch bị giãn, suy... Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi một chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt năng động, đi bộ hằng ngày.

Xu hướng làm đẹp bằng tế bào gốc ngày nay
Những tế bào này giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, bao gồm nhịp đập của tim, suy nghĩ của não, thận làm sạch máu và sự thay đổi tế bào mới cho da.
Bằng phương pháp đặt stent graft, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giành lại sự sống cho bệnh nhân bị vỡ eo động mạch chủ hiếm gặp
Vỡ eo động mạch chủ là một bệnh lý rất hiếm gặp ở Việt Nam. Eo động mạch chủ là vùng ranh giới giữa quai động mạch chủ và động mạch ngực, nên khi bị chấn thương eo động mạch chủ, đa số các trường hợp bị tử vong ngay sau tai nạn.
Chương trình hỗ trợ đồng bào lũ lụt tại Bình Định – 31/12/2016
Trong những ngày vừa qua, lũ lụt xảy ra trên mảnh đất Bình Định ruột thịt của chúng ta đã gây ra cho đồng bào nơi đây bao đau thương, mất mát.
Tổng quan về Tế bào gốc
Các tế bào gốc là những tế bào cơ sở để tạo nên tất cả các cơ quan tổ chức của cơ thể. Những tế bào này không chỉ có khả năng làm mới mình thông qua quá trình tự phân chia mà còn có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau. Nghiên cứu tế bào gốc ở người được bắt đầu từ những kết quả nghiên cứu của nhà khoa học người Canada Ernest A. McCulloch và James E. Till vào những năm 1960.